Cac Loại Phí Và Phụ Phí Trong Vận Chuyển Đường Biển
Một trong những hình thức vận chuyển phổ biến ngày nay, bên cạnh vận chuyển bằng đường sắt hay đường bộ, đường hàng không thì vận chuyển đường biển cũng là một hình thức được rất nhiều doanh nghiệp sản xuất quan tâm. Trong vận chuyển hàng hóa Bắc Nam nói chung thì các loại phí và phụ phí luôn là mối quan tâm được đặt lên hàng đầu. Đối với vận chuyển đường biển cũng vậy, chi phí cũng là điều khách hàng muốn nắm rõ đầu tiên, sau đó là các mức phụ phí được quy định theo tiêu chí nào để tiết kiệm chi phí nhất.
Là một đơn vị vận tải chuyên nghiệp, chúng tôi cũng hiểu rõ được mối quan tâm của các doanh nghiệp cũng như mọi khách hàng khác, vì thế trong bài viết này PT Transport sẽ cập nhật chi tiết nhất về các mức phí và phụ phí gặp phải trong vận chuyển đường biển.
Mạng Lưới Vận Chuyển Đường Biển Hiện Nay
Theo địa lý, vùng biển Việt nam trải dài hơn 1 triệu km2 khắp tổ quốc. Đây là tuyến đường giao thương hàng hóa quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, với các hoạt động thương mại sôi nổi, dày đặc, mở rộng mạng lưới vận tải đường biển. Nhiều đơn vị vận chuyển đã triển khai cung đường vận chuyển theo tuyến đường biển, bởi vậy việc giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các nước sẽ phong phú hơn, mật độ phương tiện và nhu cầu cũng theo đó mà tăng cao.
Dọc các bờ biển luôn có các càng biển với quy mô lớn để đón tàu cập bến và tập kết hàng hóa, vì thế vận chuyển nội địa và quốc tế cũng sẽ diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn. Cũng nhờ vào sự phong phú về tài nguyên, ngoài vận chuyển đường biển, các tàu thuyền còn triển khai các hoạt động khai thác khoáng sản, thủy hải sản … phục vụ cho nhiều ngành nghề, bên cạnh đó còn thành lập nhiều mô hình kinh doanh du lịch hiện đại.
Lý do dẫn đến sự phát triển không ngừng của vận chuyển đường biển như hiện này là nhờ vào sự tiến bộ vượt bậc của nền kinh tế kĩ thuật vận tải biển, có thẻ kể đến như:
- Phục vụ đầy đủ, đa dạng các mặt hàng xuất nhập khẩu trong giao thường quốc tế cũng như nội địa.
- Tuyến giao thông đường biển thường sẽ thông thoáng, dễ di chuyển hơn so với vận tải đường bộ
- Không như các hình thức khác, vận chuyển đường biển không giới hạn khối lượng hàng hóa
- Vận chuyển đường biển có mức phí và các phụ phí khá thấp, bới vậy các doanh nghiệp thường xuyên tìm đến hình thức này để tiết kiệm được chi phí một cách tối ưu nhất.
Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cước Phí Vận Chuyển Đường Biển
Thực tế, chi phí vận chuyển của các đơn vị vận tải sẽ có những lúc chênh lệch với bảng giá ‘quy chuẩn. Các chi phí và phụ phí bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau, các cá nhân và doanh nghiệp khi gửi hàng cần lưu ý:
- Trọng lượng hàng hóa: Giá cước và các phụ phí phát sinh sẽ được tính theo một công thức cụ thể tùy vào trọng lượng chính xác của từng loại hàng hóa
- Phương thức và điều kiện giao nhận hàng hóa
- Tần suất gửi hàng, số lượng hàng hóa vận chuyển cho mỗi lần vận chuyển
- Việc phát sinh chênh lệch cũng phụ thuộc vào thời điểm vận chuyển, vào mùa cao điểm hay mùa tết,…
Các Loại Phí Và Phụ Phí Vận Chuyển Đường Biển
Với hàng xuất khẩu
- Phí THC (Terminal Handling Charge): Đây là phụ phí bốc xếp, dỡ hàng tại cảng trên mỗi container, việc thu phụ phí này sẽ bù cho các hoạt động làm hàng khác tại cảng
- Phí O/F (Ocean Freight): Cước đường biển, cước này là chi phí từ cảng đến cảng đích
- Phí B/L (Bill of Lading fee): Phí chứng từ (Documentation fee).
- Phí AMS (Advanced Manifest System fee): Một số nước như Canada và hải quan Mỹ yêu cầu phải khai báo hàng hóa trước khi xếp và chở đến các nước này, do đó cũng phát sinh thêm phụ phí khai báo
- Phí CFS (Container Freight Station fee): Phí này thu với mỗi lô hàng lẻ dỡ từ container khi xuất nhập khẩu, sau khi đưa vào kho hoặc ngược lại thì họ sẽ thu phí này
- Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): Phụ phí bù lại phí hao hụt do giá xăng dầu biến động cho các tuyến hàng đi Châu Á
- Phí ENS (Entry Summary Declaration): Với các lô hàng đi châu Âu, đây là phụ phí kê khai hàng hóa nhập khẩu để đảm bảo an ninh khu vực
- Phí AFR (Advance Filing Rules): Với hàng nhập khẩu vào Nhật Bản, khách hàng sẽ phải trả thêm khoản phụ phí là phí khai báo hàng hóa.
Với hàng nhập khẩu
Ngoài phát sinh thêm phí THC, phí O/F, phí CFS, phụ phí với hàng nhập khẩu gồm những phí sau:
- Phí D/O (Delivery Order fee): Phí này còn được gọi là phí lệnh giao hàng. Lệnh giao hàng sẽ do consignee đến các hãng tàu để lấy và xuất trình cho kho ngoài cảng khi hàng được nhập khẩu vào Việt Nam.
- Phí Handling (Handling fee): Khi một forwarder tại Việt Nam giao dịch với các đại lý nước ngoài để thực hiện khai báo manifest và các giấy tờ khác liên quan… thì quá trình sẽ mất một khoản chi phí, đó gọi là phí Handling
- Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge”: Có thể hiểu, đây là phí phụ trội hàng nhập khẩu hay là phí mất cân đối vỏ container
- Phí CCF (Cleaning Container Fee): Container rỗng sau khi được sử dụng để nhập khẩu hàng hóa sẽ không tránh khỏi việc bám bẩn, bới vậy, đây là phí vệ sinh container phải trả cho hãng tàu để vệ sinh vỏ.
Trên đây là những cước phí và phụ phí được PT Transport liệt kê chi tiết, với những thông tin hữu ích về phụ phí phát sinh khi vận chuyển đường biển, khách hàng sẽ có cơ sở để từ đó cân nhắc và tìm hiểu về các phương thức gửi hàng phù hợp nhất nhé!
Công Ty Vận Chuyển Hàng Hóa Bắc Nam PT Transport
Địa chỉ bãi xe miền Nam: 57/7 ấp Nam Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ bãi xe miền Bắc: Cột H13 cầu Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline Miền Bắc: 0845.367.686 – 0845.167.686
Hotline Miền Nam: 0918.063.578 – 0915.410.278 – 0917.932.788
Email: vantaihangbacnam.com@gmail.com
Nguồn từ: Ca Khải Tiền – vận chuyển hàng hóa bắc nam https://vantaihangbacnam.com/phi-va-phu-phi-trong-van-chuyen-duong-bien/
Nhận xét
Đăng nhận xét